Danh mục sản phẩm

Bàn phím cơ là gì ? | Kiến Thức Cơ Bản Khi Lựa Chọn Phím Cơ

06-05-2022, 7:59 am
3174

    Nếu như bạn dành nhiều thời gian sử dụng chiếc máy tính của mình, bất kể đó là công việc văn phòng, lướt web tán gẫu với bạn bè, hay chơi game giải trí vui vẻ, hoặc thậm chí là thi đấu game một cách nghiêm túc, v.v … Thì việc sử dụng một chiếc bàn phím cơ văn phòng (tiếng Anh gọi là Mechanical Keyboard) là một điều mà bạn cần phải xem xét cũng như quyết định một cách sớm nhất và chính xác nhất. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu được tốt nhất những kiến thức cơ bản về bàn phím cơ. 

---------------------------------------------

Bàn phím cơ là gì ?

    Để hiểu một cách đơn giản, thì bàn phím cơ sử dụng các nút bấm (hay gọi nhanh theo tiếng Anh là switch) dạng khối cứng (solid), khác với phím bấm cao su phổ thông (membrane) mà chúng ta hay gặp thường ngày. Một chiếc bàn phím cơ khi gõ, sẽ đem lại cho chúng ta cảm giác bấm thật sự rõ ràng và rất “sướng tay”. Cụ thể hơn, các switch cơ học này có một tiếng click nổi bật và rõ, cùng với đó là việc yêu cầu lực bấm ít hơn tương đối nếu so với phím cao su thông thường. Và như đã nói ở phần mở đầu, nếu bạn thực sự dành nhiều thời gian bên chiếc máy tính của mình, thì một chiếc bàn phím cơ phù hợp sẽ là một người bạn đồng hành vô cùng thân thiết và gần gũi, và khiến cho trải nghiệm dùng máy tính của bạn trở nên thú vị và hiệu quả hơn rất nhiều. 

---------------------------------------------

Tìm hiểu về các loại switch

    Nếu như trước đây, khi lựa chọn bàn phím, bạn chỉ có thể lựa chọn giữa bàn phím cao su thông thường và bàn phím cơ có switch được sản xuất bởi hãng Cherry đến từ nước Đức. Nhưng với thời điểm hiện tại, điều đó đã không còn đúng nữa. Bởi vì hiện nay, trên thị trường, có vô số các loại switch khác nhau đến từ nhiều hãng sản xuất, với nhiều đặc tính đa dạng khác nhau. Đối với những người mới tiếp cận đến phím cơ, hay kể cả với những người đã có kha khá kinh nghiệm, một tá những lựa chọn như vậy có thể sẽ gây cản trờ. Dưới đây là một số thông kê và so sánh cụ thể đối với hàng loạt các loại switch bàn phím cơ hiện có phổ biến trên thị trường hiện nay.

    Trước hết, switch phím cơ sẽ được chia thành ba thể loại chung như sau:

  • Linear: phím bấm nhấn đều, liền mạch và mượt mà không có ngắt quãng.
  • Tactile: có một lực nảy (bump) ở giữa khoảng di chuyển (travel distance), thường là tại điểm kích động của switch (actuation point).
  • Clicky: tương tự như tactile, có lực nảy ở khoảng di chuyển, nhưng thay vào đó sẽ có một tiếng “click” phát ra từ phím, khá giống với click chuột – giống như cái tên Clicky của nó.

    Điều đáng nói, đó chính là việc dù bạn có chọn loại switch nào đi chăng nữa, thì khi chơi game, phản hồi từ phím bấm là hoàn toàn rõ ràng, không thể nhầm lẫn được một khi đã nhấn phím xuống. Và thú vui sẽ chỉ thực sự bắt đầu, khi bạn bắt đầu tự mình tìm kiếm bàn phím với switch phù hợp nhất. 

    Với các loại switch “tactile” và “clicky”, bạn sẽ nhận được sự phản hồi xác định rằng phím mình bấm đã được nhận và hiện ở trên máy tính, với phản hồi có thể là một lực nảy hoặc một tiếng click từ phím bấm. Điều này sẽ có lợi đối với những ai không thật sự muốn bấm phím xuống hết mức để có thể được nhận phím, từ đó dẫn đến tốc độ gõ phím là cao hơn. Đây có thể là một điều hữu ích trong những thể loại game như chiến lược thời gian thực (Real Time Strategy), khi mà tốc độ APM (Action Per Minute) là một yếu tố quan trọng đối với gameplay của mỗi người.

    Nếu bạn chơi những tựa game có nhịp độ cao hơn, như bắn súng góc nhìn thứ nhắt (First-Person Shooter), switch Linear sẽ có ích hơn và đem lại cho bạn lợi thế. Đơn giản là bởi vì bạn không cần phải ấn hết xuống phím để vượt qua được lực, nên bạn có thể bấm phím nhanh hơn, cũng như phím sẽ được ghi nhận nhanh hơn.

    Xét về độ bền, thì bàn phím cơ có tuổi thọ cao hơn hẳn so với bàn phím cao su truyền thống. Có thể lấy ví dụ, switch Cherry MX được sản xuất với độ bền cao từ 20-50 triệu lần nhấn, tùy thuộc vào đó là switch gì. So với bàn phím cao su, thì độ bền thường chỉ rơi vào khoảng 5 triệu lần nhấn.

    Dưới đây là những loại switch phổ biến trên thị trường hiện nay:

        1. Cherry MX

    Lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1983, các thế hệ switch mang thương hiệu Cherry MX đã trở nên vô cùng thành công cho đến ngày hôm nay. Với mỗi một loại switch trong gia đình Cherry, sẽ được phân biệt bởi một màu khác nhau với những đặc tính riêng biệt của từng loại. Cụ thể như sau:

    • Cơ chế hoạt đông: Linear
    • Cảm giác: Nhẹ
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
    • Thích hợp: Những game thủ cần thao tác phím nhanh với ít lực cản. Không có lực nảy ở giữa ngăn cản việc bấm phím. Thế nhưng, điều đó lại khiến cho MX Red phù hợp với những người gõ chữ nhiều vì không có lực phản hồi khi thực hiện gõ phím.
  • Cherry MX Black

    • Cơ chế hoạt đông: Linear
    • Cảm giác: Nặng
    • Lực nhấn phím: 60g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
    • Thích hợp: Thao tác trong game một cách nhanh chóng với một chút lực cản nhiều hơn tương đối so với switch MX Red. Đặc tính Linear của switch MX Black này khiến nó trở nên phù hợp đối với việc spam nút với tốc độ cao.

    • Cơ chế hoạt đông: Clicky
    • Cảm giác: Nặng
    • Lực nhấn phím: 60g để vượt qua được độ nảy
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Ồn
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
    • Thích hợp: Chủ yếu dành cho việc gõ chữ. Switch MX Blue này có một tiếng “click” rõ ràng khi phím được nhấn qua điểm kích hoạt, khiến nó trở thành switch có tiếng ồn lớn nhất trong dòng sản phẩm Cherry MX. Cùng với đó, MX Blue cũng đem lại phản hồi tactile cao nhất trong tất cả các loại switch của Cherry. Tuy nhiên, việc spam phím sử dụng switch MX Blue sẽ có phàn hơi khó khăn hơn một chút.

    • Cơ chế hoạt đông: Tactile
    • Cảm giác: Trung bình
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
    • Thích hợp: Đây là một sự kết hợp tốt giữa một switch để gõ chữ và để chơi game. MX Brown được nhiều người coi là switch phù hợp cho mọi nhu cầu. Với lực nảy tactile, âm thanh hoạt động yên lặng, và lực kích hoạt phím ở mức trung bình, khiến cho MX Brown trở nên rất đa dụng trong nhiều trường hợp. Lực nảy của switch MX Brown này cũng vì thế mà ít rõ ràng hơn nếu so với MX Blue.
      Cherry MX Speed

    • Cơ chế hoạt đông: Linear
    • Cảm giác: Nhẹ
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
    • Thích hợp: Switch Cherry duy nhất không được xác định bởi màu sắc trong dòng sản phẩm (thực ra là nó có màu xám, nếu bạn tò mò). Đây là dòng sản phẩm mới mà Cherry tạo ra để có thể cạnh tranh với các loại switch mới hơn với điểm kích hoạt cao hơn.

    Ngoài ra, còn có một số loại switch khác ít phổ biến hơn như Cherry MX Green, Cherry MX Clear, Cherry MX Pink, v.v …

        2. Kailh Switch là gì

    Kailh, hay còn được biết dưới cái tên Kaihua Electronics, là một hãng sản xuất switch lớn tại Trung Quốc. Kể từ khi được thành lập vào năm 1990, công ty đã mở rộng hoạt động của mình ra toàn cầu. Không chỉ các switch của Kaihua ra đời và cạnh tranh trực tiếp với Cherry, họ cũng tạo ra các switch đặc biệt hơn phục vụ cho các đối tác sản xuất thiết bị.

    Được mọi người coi là bản sao của switch Cherry, switch của Kailh có nét tương đồng với Cherry MX về mặt thiết kế. Chúng còn có chung đặc tính tương ứng với cùng một hệ thống màu sắc. Và cũng vì thế, keycap thiết kế cho switch Cherry MX cũng sẽ tương thích với switch Kailh.

  • Kailh Red

    • Cơ chế hoạt đông: Linear
    • Cảm giác: Nhẹ
    • Lực nhấn phím: 50g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
  • Kailh Blue
    • Cơ chế hoạt đông: Clicky
    • Cảm giác: Nặng
    • Lực nhấn phím: 60g để vượt qua được độ nảy
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Ồn
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn

  • Kailh Black

    • Cơ chế hoạt đông: Linear
    • Cảm giác: Nặng
    • Lực nhấn phím: 60g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn

    • Cơ chế hoạt đông: Tactile
    • Cảm giác: Trung bình
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn

        3. Razer

    Sẽ gần như là không thể nếu bạn đi tìm kiếm thứ gì liên quan đến “gaming” mà không bắt gặp thương hiệu Razer. Vào năm 2014, Razer đã hợp tác cùng với Kailh để phát triển ra switch bàn phím cơ mang thương hiệu của chính Razer, sau đó họ sử dụng chúng trên các dòng sản phẩm bàn phím chơi game mang tên BlackWidow. Và kể từ đó, Razer đã tự mình phát triển các dây chuyền sản xuất switch, với hàng loạt nhà sản xuất như Kailh, Greetech, … cùng tham gia vào quá trình. Hiện tại, Razer đang có ba loại switch phím cơ, theo ba màu khác nhau – đó là Razer Green, Razer Orange, Razer Yellow.

  • Razer Green

    • Cơ chế hoạt đông: Clicky
    • Cảm giác: Nặng
    • Lực nhấn phím: 55g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.9 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Ồn
    • Độ bền hoạt động: 80 triệu lần nhấn
    • Phù hợp với: Chủ yếu là gõ chữ và chơi game. Điểm kích hoạt ngắn hơn một chút so với Cherry MX Blue và Kailh Blue. Razer giải thích rằng làm như vậy là để giảm độ trễ bằng việc giảm khoảng cách giữa điểm kích hoạt và điểm reset lại xuống 0.4 mm
  • Razer Orange

    • Cơ chế hoạt động: Tactile
    • Cảm giác: Trung bình
    • Lực nhấn phím: 55g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.9 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 80 triệu lần nhấn
    • Phù hợp với: Chơi game và gõ chữ. Razer Orange gần như là một phiên bản copy từ Kailh Brown. Nó có một lực nảy tactile khá yên lặng, và thiết kế slider đơn chiếc.
  • Razer Yellow
    • Cơ chế hoạt động: Linear
    • Cảm giác: Trung bình
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 80 triệu lần nhấn
    • Phù hợp với: Chơi game tốc độ cao. Đây là loại switch mới ra mắt mà Razer muốn tung ra để cạnh tranh với các dòng switch chuyên chơi game, cũng như cạnh tranh trực tiếp với switch Cherry MX Speed. Với khoảng cách tiếp nhận phím thấp ở mức 1.2mm – tương đương với Cherry MX Speed, cùng với đó là việc thiết kế switch sao cho điểm kích hoạt và reset là một, không hề có khoảng cách nào.

        4. Logitech

    Logitech bắt đầu phát triển switch phím cơ độc quyền của mình với hãng Omron, nhà sản xuất thiết bị điện tử danh tiếng đến từ Nhật Bản, với tên gọi Romer-G. Hiện tại, Romer-G chỉ xuất hiện trên các model bàn phím: G310 Atlas Dawn, G410 Atlas Spectrum, G810 Orion Spectrum, G910 Orion Spark/Spectrum, G Pro Gaming Keyboard.

    Romer-G được thiết kế hoàn toàn lại từ ban đầu, với mục đích khắc phục những điểm yếu mà các loại switch phím cơ phổ thông còn tồn tại. Romer-G có điểm kích hoạt đạt 1.5 mm, thấp hơn 25% nếu như so với các switch Cherry hay Kailh phổ biến hiện tại. Switch cũng được thiết kế để giảm thiểu những va chạm không đáng có, cũng như gia tăng độ bền của phím thêm 20%, lên đến 70 triệu lần nhấn. Switch này đem lại một lực nảy khá là nhỏ, đến mức không thể nhận biết được khi mà bạn chơi game một cách miệt mài. Phần giữa của switch được lộ ra một khoảng trống cho đèn LED được đặt trên bề mặt switch, và cũng có tác dụng điều hướng ánh sáng một cách rực rỡ và đều đặn hơn.

  • Romer-G

    • Cơ chế hoạt động: Hơi một chút tactile
    • Cảm giác: Nhẹ
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.5 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 3 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền hoạt động: 70 triệu lần nhấn
    • Phù hợp với: Chơi game với tốc độ cao. Quãng đường di chuyển ngắn của switch Romer-G đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tỉ lệ nhấn lặp phím. Điểm reset khá gần với điểm kích hoạt, thế nên là gần như không có độ trễ.

        5. Steelseries

    Steelseries bắt tay hợp tác với Kaihua để phát triển nên switch phím cơ nhanh nhất có thể. Và kết quả từ sự hợp tác đó, chính là switch mang tên QS1, xuất hiện lần đầu tiên trên bàn phím Steelseries Apex M800.

    QS1 có cấu trúc tương đồng với Romer-G. Một phần đế nằm ở sâu phía giữa, đem lại sự hỗ trợ cho keycap. Tại phần nền của switch, có một đèn LED được đặt ở phần bề mặt, nhưng không có cái gì để điều hướng ánh sáng phát ra.

  • QS1


    • Cảm giác: Nhẹ
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 1.5 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 3 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Phù hợp với: Chơi game tốc độ cao. Khoảng cách di chuyển tổng ngắn, giúp cho phím nảy nhanh hơn sau khi nhấn hết phím xuống dưới. Lực nhấn phím nhẹ, cùng với điểm kích động cao kiến cho việc spam phím trở nên tương đối dễ dàng.

    Và cách đây không lâu, Steelseries đã cho ra đời thế hệ switch mới nhất của họ, hợp tác với hãng sản xuất Gateron, mang tên Steelseries QX2. Hệ thống màu sắc cũng được sử dụng tương tự như với Cherry MX hay Kailh. Hiện tại switch này đang có mặt trên dòng sản phẩm phím cơ với đèn LED RGB của hãng, với tên gọi Steelseries Apex M650. Các thông số cụ thể như sau:


      QX2 Brown

    • Cơ chế hoạt động: Non-linear (Tactile)
    • Lực nhấn phím: 50g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
  • QX2 Black
    • Cơ chế hoạt động: Linear
    • Lực nhấn phím: 60g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
  • QX2 Red
    • Cơ chế hoạt động: Linear
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn
  • QX2 Blue
    • Cơ chế hoạt động: Non-linear (Clicky)
    • Lực nhấn phím: 55g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Độ bền hoạt động: 50 triệu lần nhấn

        6. Topre

    • Cơ chế hoạt động: Tactile
    • Cảm giác: Nhẹ đến trung bình
    • Lực nhấn phím: 30, 35, 40, 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 2 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Phù hợp với: Chơi game và gõ chữ. Switch Topre với đặc tính nhanh và tactile khiến cho nó rất phù hợp với việc sử dụng nói chung. Mặc dù có một chút độ nảy tactile tại điểm kích hoạt, không có độ trễ ở phím vì đây là switch có tính chất điện dung (capacitive switch)

        7. CoolerMaster

    Tất cả các dòng phím cơ mà CoolerMaster sản xuất đều sử dụng switch Cherry MX, ngoại trừ một sản phẩm duy nhát – CoolerMaster NovaTouch TKL. Đây là sản phẩm phím sử dụng switch Hybrid Capacitive.

    Nói một cách đơn giản, đây là một phiên bản Topre được chế tác lại, với việc thêm phần stem Cherry MX vào phía trung tâm stem của switch Topre, giúp cho người dùng có thể sử dụng keycap Cherry MX trên phím này một cách dễ dàng nhất.

    • Cơ chế hoạt động: Tactile
    • Cảm giác: Nhẹ
    • Lực nhấn phím: 45g
    • Khoảng cách tiếp nhận phím: 1 mm
    • Khoảng cách di chuyển tổng: 4 mm
    • Mức độ âm thanh: Yên lặng
    • Độ bền phím: 60 triệu lần nhấn
    • Phù hợp với: Chơi game và gõ chữ. Switch Hybrid Capacitive này có tính chất hoạt động tương tự với Topre. CoolerMaster khẳng định rằng điểm kích hoạt của switch này chỉ có 1 mm, tức là ngắn hơn 1 mm so với switch Topre.

        8. Gateron

    Gateron là một hãng sản xuất tại Trung Quốc, sản xuất ra các loại switch có stem tương tự như Cherry MX. Giống như Cherry, họ cũng sử dụng màu sắc để phân biệt các loại switch khác nhau trong dòng sản phẩm. Cộng đồng đam mê phím cơ nói rằng họ khá là thích dùng switch Gateron Clear và Gateron Black linear.

    Ngoài tất cả các loại switch trên, thì trên thị trường vẫn còn hiện diện khá nhiều loại switch khác nữa, với nhiều đặc tính nổi bật và khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ giới thiệu được qua những switch thật sự phổ biến và có thể tìm thấy dễ dàng trên các sản phẩm hiện nay đang được bán. 

---------------------------------------------

Lời kết

    Cần phải khẳng định một điều rằng, không có switch phím cơ nào là hoàn hảo cho từng nhu cầu cụ thể cả, cho dù đó là việc chơi game hay gõ văn bản. Mặc dù được đại đa số tán thành, rằng các bàn phím cơ đem lại hiệu năng và độ bền vượt trội, việc chọn một chiếc bàn phím cơ sao cho phù hợp còn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như sở thích của cá nhân. Vì vậy, hãy cố gắng tiếp cận sản phẩm mà bạn đang cần một cách trực tiếp, hãy trải nghiệm nó thật nhiều nhất có thể, để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất có thể nhé. Bài viết trên đây chỉ là giới thiệu một cách cơ bản về bàn phím cơ, cũng như thông số kỹ thuật về một số các loại switch phổ biến hiện nay.

    Credits nội dung & hình ảnh: PC Gamer, Razerzone, Steelseries, mạng Internet … 

    Các sản phẩm bàn phím cơ hiện đang bán tại TNCStore

-----------------------------------------------

Showroom: 172 Lê Thanh Nghị - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Tel: (024) 36288790 – 36230369

Hỗ trợ tư vấn Online 24/07

Ship hàng toàn quốc - Giao hàng miễn phí trong nội thành Hà Nội

Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan

Bài viết đang được cập nhật.....!

Sản phẩm đã xem

icon-zalo