Đừng thử bàn phím cơ vì có thể bạn sẽ nghiện nó đấy! Khác với bàn phím văn phòng thông thường, bàn phím cơ có một cơ chế đàn hồi riêng biệt, gọi là Switch. Nó được cấu tạo từ nhiều thành phần cơ học khác nhau, tạo cho người dùng một cảm giác gõ hoàn toàn khác.
Cảm giác khác biệt ấy chính là từ thay vì dùng cao su, các switch này sử dụng lò xo. Tức là khi dùng bàn phím cơ, bạn chỉ cần bấm nhẹ (khoảng nửa phím) thay vì phải gõ chạm đáy. Điều này giúp loại bỏ lực phản hồi khiến phím có độ nảy tốt và mang lại một cảm giác êm ái, dễ chịu khi sử dụng bàn phím thời gian dài, và tốc độ gõ bàn phím cũng nhanh hơn mà không bị mỏi.
Tuy nhiên, để lựa chọn một chiếc bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu và tài chính của bản thân thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc bàn phím cơ thích hợp nhất với mình.
1. Các loại kích thước bàn phím cơ
Bước đầu tiên trong việc chọn bàn phím phù hợp là quyết định bố cục bạn muốn. Có 3 loại kích thước phổ biến trong bàn phím cơ: Full-size - TKL - Mini. Bạn hoàn toàn có thể tìm được một chiếc bàn phím cơ từ đầy đủ phim cho tới chiếc bàn phím bé tí với rất nhiều nút bị cắt giảm hoặc một chiếc bàn phím cơ khác tuy cũng bị cắt giảm số lượng phím nhưng được bù lại bởi các tính năng vẫn đảm bảo đầy đủ.
Đây là kích thước bàn phím phổ biến nhất, Vì nó có đầy đủ có tất cả các phím bạn cần để vận hành máy tính (104 - 108 phím).
Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, tài chính, kế toán hay là một người quen sử dụng một chiếc bàn phím đầy đủ thì đây sẽ là kích thước phù hợp với bạn. Việc thao tác với các con số cũng như các phép tính với cụm numpad nhanh và chính xác hơn so với hàng phím số nằm ngang ở cụm phím chính.
Hạn chế chính của kích thước này là nó khá to và có thể không hiệu quả vì bạn sẽ phải di chuyển tay khá xa để tiếp cận mọi thứ và bàn phím số có nghĩa là chuột của bạn sẽ bị đẩy ra xa khu vực gõ chính của bạn.
Thêm nữa, một chiếc bàn phím cơ Fullsize thường có cân nặng dao động từ 1-1.2kg vì thế việc di chuyển khá là khó khăn nếu bạn thường xuyên phải mang chúng đi nơi khác.
Nếu không quá cần numpad hoặc thích sử dụng tenkeypad rời thì đây là một chiếc bàn phím hoàn hảo. Chiếc bàn phím này được rút gọn cụm phím số còn khoảng 87 - 91 phím tuỳ loại. Điều này làm cho bàn phím gọn hơn nhiều và đưa chuột vào gần hơn.
Điểm trừ cũng chính là vì nó không có cụm phím số để bạn có thể nhập liệu các con số, phép tính một cách nhanh chóng và chính xác. Nhưng bù lại nhờ kích thước được giảm thiểu thì cân nặng cũng giảm đi và giúp bàn phím cơ của bạn cơ động hơn, dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn.
Bàn phím mini
Bàn phím mini đã trở nên phổ biến trong vài năm qua. Nó chỉ có các chữ cái, hàng số và các bổ ngữ. Có loại sẽ không có cả phím mũi tên, hàng F và không có bàn phím số. Tất cả các tính năng đó đều ở đó, nhưng chúng nằm trong lớp chức năng của phím. Vì vậy, bạn giữ chức năng và nhấn một phím khác. Ví dụ, các mũi tên thường là Fn + WASD hoặc Fn + JIKL.
Kích thước 65% nhỏ hơn TKL, nhưng vẫn sở hữu các phím mũi tên và một vài phím khác như delete,... Chúng vừa không chiếm quá nhiều diện tích, và làm giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào các lớp chức năng.
Ngoài ra còn có loại siêu nhỏ 40%. Các bảng này loại bỏ luôn cả hàng phím số, chỉ giữ loại các phím chữ và modifier (Ctrl, Alt, Shift,…).
Việc lược bỏ hoàn toàn cụm phím hỗ trợ và phím mũi tên cũng như các phím chức năng hàng F cho phép kích thước tổng thể của chiếc bàn phím cơ loại này nhỏ và nhẹ hơn nhằm đề cao tính cơ động và cảm giác gõ rất thú vị "nếu quen tay". Nếu bạn thông thạo với các layer chức năng thì bạn có thể làm việc cực kỳ hiệu quả với bàn phím 40% vì phím của chúng rất gần nhau.
Điểm trừ của layout này là bạn cần thời gian làm quen lại với cụm phím số và cụm phím hỗ trợ soạn thảo văn bản như Home, End, Insert, Delete khi chúng đã được tích hợp vào các phím chính. Cũng nhờ việc cắt giảm nhiều phím và kích thước, độ cơ động cao hơn và trọng lượng nhẹ hơn giúp bạn có thể mang bàn phím đi bất cứ đâu để sử dụng.
2. Các loại Switch khác nhau như thế nào?
Sau khi lựa chọn được kích thước, việc tiếp theo chính là lựa cảm giác gõ! Nghe có vẻ hơi rườm rà so với việc mua bàn phím thông thường nhỉ? Nhưng sau khi biết được những thông tin dưới đây có thể bạn sẽ suy nghĩ lại đấy!
Có thể chia Switch ra làm 3 loại khác nhau: Clicky (Blue và Green), Tactile (brown và clear) và Linear (Black và Red). Mỗi loại được chia thành một phiên bản nặng hơn và nhẹ hơn. Đây là một biểu đồ với trọng số của từng loại. Lưu ý: “mã màu” của các công tắc nhái thường giống nhau đối với các công tắc có cùng thuộc tính.
Đặc điểm của từng loại Switch:
Clicky: Đây là switch cho phản hồi về tay tốt nhất khi tactile bump lớn, tạo phản hồi lên cả tay và tai. Khi bạn nhấn phím xuống sẽ phát ra một tiếng click, nghe khá là vui tai nhưng đánh đổi là những tiếng click khó chịu nếu làm việc ở nơi đông người đó!
Linear : Đây là nhóm switch thiên về cảm giác gõ floating, ít cảm giác cơ, ít cảm giác tay nhất và cũng ít cảm giác ồn ào nhất. Từ linear trong tiếng Anh có nghĩa là chuyển động tịnh tiến mà không gặp vật cản như Tactile. Nhờ đó bạn có thể spam phím, gõ phím với tốc độ cao hơn mà không phát ra tiếng ồn như loại Switch Clicky
Tactile bump: Đây là nhóm switch trung tính, không quá sướng khi gõ như nhóm clicky và không được êm như nhóm linear khi bạn cần phải vượt qua một cái bump nho nhỏ phản hồi lên tay mình. Công tắc xúc giác là nền tảng giữa công tắc tuyến tính và clicky, và khi bạn ấn phím sẽ có cảm giác vượt qua một cái khấc.
Nếu là Game thủ chắc chắc không thể bỏ qua LED nền. Đây là một điểm bán hàng lớn cho những người say mê bàn phím sáng. Và đối với những người không thích LED RGB thì họ cũng hoàn toàn có thể tắt chúng đi hoặc mua bản với ánh sáng cơ bản (tĩnh - một màu). Thường thì những chiếc bàn phím không có đèn nền sẽ rẻ hơn.
CÓ LED NỀN
Nếu bạn thường xuyên sử dụng bàn phím ở những khu vực không đủ ánh sáng hoặc bạn thích sự màu mè, thì những chiếc bàn phím có đèn nền hay LED RGB sẽ khiến bạn vô cùng thích thú.
Việc tích hợp đèn nền LED dạo gần đây là một trào lưu khi mà những bóng đèn 16.8 triệu màu này thể hiện được cá tính của bạn cũng như định vị những nút mà bạn cần sử dụng khi chơi game.
Tuy nhiên có một vấn đề mắc phải đó là sự khó chịu khiến bạn không thể tập trung được vào màn hình làm việc khi các hiệu ứng LED cứ nhấp nháy và chuyển đổi liên tục. Ngoài ra các bóng LED tự bản thân khi hoạt động đều sinh nhiệt nên tỉ lệ hỏng LED, chết LED luôn xảy ra nên bạn cần cân nhắc về vấn đề này.
KHÔNG LED NỀN
Những người không muốn sử dụng phím có LED thường có xu hướng ưa sự đơn giản, cổ điển và tối ưu hóa hiệu năng mà một chiếc bàn phím cơ phải đạt được. Những chiếc bàn phím cơ loại này thường ít màu mè, dáng nhìn cổ điển hơn và tất nhiên là ít đau mắt hơn.
Điểm trừ là bạn sẽ khó xác định vị trí của phím khi làm việc trong môi trường tối nhưng bù lại dễ dàng tập trung hơn vì không còn đèn LED và các hiệu ứng LED làm phân tâm nữa.
Tuy nhiên không phải không có đèn LED là đơn điệu vì có rất nhiều hãng tuy không có đèn LED nhưng thiết kế keycap hay khung phím vẫn vô cùng bắt mắt và dễ dàng thể hiện được cá tính riêng của bạn.
4. Chọn hãng bàn phím cơ nào?
Bây giờ bạn biết những gì bạn muốn, vì vậy thách thức là tìm hãng bàn phím để mua. Một số hãng sản xuất bàn phím nổi tiếng có thể kể tới như: E-Dra, Razor, Keychron, AKKO,...
Ở phân khúc cao cấp có thể kể đến các thương hiệu như: Razer, Cosair, Cooler Master... (giá giao động từ 3.000.000 - 6.000.000đ)
Ở phân khúc tầm trung, một số hãng bàn phím cơ phổ biến như: Keychron, AKKO, Logitech,... (giá giao động từ 2.000.000 - 4.000.000đ)
Ở phân khúc giá rẻ, một số cái tên được ưa chuộng như: E-DRA, DARE-U,.... (Giá giao động 600.000 - 1.500.000đ)
5. Mua bàn phím cơ uy tín ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp bàn phím cơ, tuy nhiên cũng có rất nhiều cơ sở kinh doanh bàn phím cơ nhái, kém chất lượng và không có bảo hành. Vì vậy người dùng cần thật tỉnh táo trong việc lựa chọn cơ sở kinh doanh uy tín để tậu được một chiếc bàn phím cơ thật tốt và phù hợp với bản thân mình.
TNC Store hiện nay là đơn vị phân phối của rất nhiều hãng bàn phím nổi tiếng như: E-DRA, Cosair, Keychron, Dare-U, Kingston,... Đến với TNC Store bạn sẽ luôn được đảm bảo về chế độ bảo hành, chất lượng bàn phím cũng như mức giá!
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn lựa chọn được chiếc bàn phím cơ phù hợp với mình. Đừng quên ghé thăm TNC News để cập nhật tin tức và những mẹo bổ ích về các sản phẩm công nghệ nhé!
Sản phẩm đã xem