Bật mí các bạn một xíu, bộ nguồn (PSU) chuẩn ATX thấy vậy thôi chứ thật ra nó đã xuất hiện từ hồi giữa những năm 1990 rồi đó. Trong suốt chặng đường 30 năm qua, PSU đã có nhiều lần cải tiến để nó kịp thời đáp ứng nhu cầu của game thủ; nhưng đồng thời cũng có một số công ty lại sản xuất nguồn dỏm, hay bị hư hỏng hoặc thậm chí là dẫn đến hỏa hoạn. Mà cụ thể thì tại sao mấy cái nguồn này thường gây ra cháy nổ? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nhà sản xuất làm nguồn dỏm là để tiết kiệm chi phí
Linh kiện thường hay được nhà sản xuất cắt giảm chi phí nhất là tụ điện (capacitor). Chúng sẽ là những món linh kiện hình trụ dùng để tích điện và xả điện, giúp dòng điện trở nên ổn định hơn. Tụ điện giá rẻ thường có 2 nhược điểm: một là chúng có trở kháng rất cao, khiến nó không truyền tải được nhiều điện; hai là chúng có thể bị dán nhãn ghi sai thông số, đến khi PC ngốn nhiều điện hơn bình thường thì nó có thể phát nổ.
Ngoài vụ xài linh kiện giá rẻ, nhà sản xuất còn có thể cắt bớt một vài hoặc tất cả tính năng an toàn để tiết kiệm chi phí. Một bộ nguồn xịn sẽ phải có các mạch điện bảo vệ nhằm theo dõi các tình huống xấu có thể xảy ra, chẳng hạn như quá áp, quá dòng, quá tải, quá nóng, đoản mạch, vân vân. Nếu phát hiện thì các mạch bảo vệ này sẽ tắt PSU ngay, giúp bảo vệ các linh kiện PC khác lẫn chính bản thân bộ nguồn. Còn nếu không có mấy tính năng này thì… xì bùm chứ sao!
Còn một số dấu hiệu khác để bạn có thể nhận biết 1 cái nguồn dởm. Ví dụ, bạn nhớ chú ý đến dây cáp, dây bọc, và đầu cắm của nguồn nhé. Những sợi dây cáp mỏng và đầu cắm chất lượng kém sẽ không thể chịu tải tốt bằng dây cáp dày được. Một dấu hiệu khác đó là trọng lượng: nếu thấy PSU nhẹ một cách bất thường thì bên trong có thể là những linh kiện chất lượng thấp. Ngoài ra, nếu bạn thấy các mối hàn nham nhở thì về lâu về dài nó cũng có nguy cơ gây ra hỏa hoạn đó
Tệ hơn nữa là trường hợp dán nhãn mác cho có nhằm qua mắt thiên hạ, khiến nhiều người hiểu lầm về thông số và tính năng của nguồn. Cứ tưởng là đã được test kỹ càng, ai dè nó chỉ được kiểm tra qua loa rồi bán cho người dùng cuối, và thế là bạn đã có trong tay 1 quả bom nổ chậm rồi đó.
Chọn nguồn tránh phát nổ từ các hãng uy tín
Để tránh cảnh tiền mất mà PC cũng không còn, bạn nên chọn nguồn tốt tránh phát nổ (từ khóa chính này đặt vào câu thì hơi lủng củng mình có thể tùy biến a nhé) (sửa cả ở mục từ khóa trọng tâm) từ các hãng nổi tiếng, đọc bài đánh giá từ những trang uy tín, và đặc biệt cảnh giác khi thấy có người bán nguồn công suất cao nhưng giá lại rẻ hơn so với mặt bằng chung. Chỉ cần như vậy thôi là PC của bạn đã trở nên an toàn hơn rất nhiều rồi đó.
Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bộ nguồn máy tính cũng như là cách nhận biết PSU dỏm là như thế nào. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.
e thấy bài này nên có thêm phần cách phân biệt nguồn tốt và nguồn dởm, kiểu mình đóng vai trò là người tư vấn. phần này giúp liên kết phần những nguyên nhân nguồn dởm với phần chọn nguồn
Tin liên quan
Sản phẩm đã xem
Showroom: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (024) 36288790 / (086) 830.2123
Trung tâm bảo hành: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (098) 978 1468
Trụ sở (Không bán hàng): 11 Vũ Thạnh - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Tel: (086) 8302123
Fax: (024) 36288790