Danh mục sản phẩm

Nvidia G-Sync vs AMD FreeSync: Công nghệ hỗ trợ hình ảnh nào tốt hơn?

04-05-2023, 2:47 am
1241

Kể từ trước tới nay, chúng ta vẫn thường được được nghe về công nghệ hỗ trợ hình ảnh Nvidia G-Sync hoặc AMD FreeSync. Cả hai đều hứa hẹn cải thiện hình ảnh chơi game mượt mà hơn, nhưng chính xác thì chúng hoạt động như thế nào và công nghệ nào thực sự tối ưu hơn?

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Công nghệ hỗ trợ hình ảnh nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất chúng không hề cao siêu đến thế. Dưới đây là những điều cơ bản mà anh em nên biết:

-        AMD FreeSynceNvidia G-Sync giúp gameplay trở nên mượt mà hơn với những màn hình có tương thích

-        Tất cả những phiên bản của AMD FreeSync và Nvidia G-Sync Compatible đều dựa trên tiêu chuẩn VESA Adaptive Sync

-        Hầu hết các màn hình có AMD FreenSync đều có thể đồng bộ với GPU của Nvidia. Ngược lại, đa số các màn hình hỗ trợ G-Sync Compatible cũng đều có thể kết hợp với GPU của AMD

-        Tuy nhiên, màn hình hỗ trợ Nvidia G-Sync và G-Sync Ultimate lại sử dụng module G-Sync độc quyền và chỉ đồng bộ với card đồ họa Nvidia

ADAPTIVE SYNC LÀ GÌ?

Adaptive Sync là công nghệ sinh ra để giải quyết những vấn đề có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng PC mà đặc biệt là hiện tượng xé hình. Một màn hình không có adaptive sync sẽ chỉ chạy tần số quét ở mức mặc định, thông thường là 60Hz. Nếu như tốc độ làm mới màn hình rơi vào giữa hai khung hình thì anh em sẽ nhìn thấy hình ảnh của cả hai khung hình này. Đây được gọi là hiện tượng xé hình.

Adaptive Sync

Chính vì lẽ đó, công nghệ V-Sync và sau đó là Adaptive Sync ra đời để đồng bộ hóa tốc độ khung hình của game với tần số quét của màn hình. Màn hình được trang bị Adaptive Sync có thể thay đổi tần số quét để đồng bộ với tốc độ khung hình của từng loại card đồ họa.

Nếu như GPU của anh em chạy với tốc độ 43 khung hình/giây thì màn hình với Adaptive Sync sẽ hiển thị đúng 43 khung hình đó chứ không phải 50 hay 60 khung hình. Kết quả là màn hình với Adaptive Sync sẽ cho ra chất lượng hình ảnh mượt mà và không bị xé hình ở bất cứ tốc độ khung hình nào mà nó có thể hiển thị.

AMD FREESYNC VS NVIDIA G-SYNC: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG

Quay trở lại với câu hỏi được quan tâm nhất, liệu AMD FreeSync hay Nvidia G-Sync sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn? Trên thực tế, cả hai công nghệ hình ảnh này đều hoạt động khá hiệu quả và có cách thức vận hành tương đối giống nhau.

AMD FREESYNC VS NVIDIA G-SYNC

Như đã nói ở trên, tất cả các phiên bản của AMD FreeSync và Nvidia G-Sync Compatible – phiên bản G-Sync phổ biến nhất đều được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn VESA Adaptive Sync. VESA Adaptive Sync là một thước đo mà bất cứ công ty nào cũng có thể sử dụng để đồng bộ hóa màn hình và card đồ họa. Không chỉ những màn hình hỗ trợ FreeSync hay G-Sync Compatible, ngay cả những màn hình HDTV hỗ trợ Adaptive Sync cũng sử dụng tiêu chuẩn này.

Nói một cách ngắn gọn thì AMD FreeSync và Nvidia G-Sync Compatible rất giống nhau và thậm chí còn có cơ chế hỗ trợ chéo. Tất cả các màn hình trang bị hai công nghệ hỗ trợ hình ảnh này đều có thể kết hợp với cả GPU của AMD lẫn Nvidia một cách dễ dàng.

AMD FREESYNC VS NVIDIA G-SYNC: NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT

Khác với G-Sync Compatible dựa trên chuẩn VESA Adaptive Sync, hai phiên bản cao cấp hơn là G-Sync và và G-Sync Ultimate lại sử dụng phần cứng độc quyền của Nvidia. Điều này cũng có nghĩa là những màn hình với hai công nghệ hỗ trợ hình ảnh trên sẽ chỉ tương thích với GPU của Nvidia mà thôi. Đây cũng là phương thức hoạt động ban đầu của G-Sync kể từ khi được Nvidia giới thiệu vào năm 2013.

Công nghệ độc quyền của Nvidia có những ưu điểm vượt trội hơn so với VESA Adaptive Sync, và điều quan trọng nhất là khả năng hỗ trợ nhiều dải tần số quét/tốc độ làm mới hơn. Thông thường VESA Adaptive Sync sẽ quy định tần số quét tối thiểu là 48Hz hoặc 40Hz. Nếu tốc độ làm mới ở dưới mức này thì có thể khiến hiện tượng xé hình quay trở lại.

AMD FREESYNC VS NVIDIA G-SYNC 1

Tuy nhiên G-Sync và G-Sync Ultimate hỗ trợ gần như tất cả các dải tần số quét, kể cả 1Hz. Điều này tạo ra lợi thế khi anh em chơi những tựa game có tốc độ khung hình thấp. Ví dụ nếu anh em chơi Cyberpunk 2077 ở mức trung bình 30 fps trên màn hình 4K thì tần số quét tương ứng là 30Hz. Tốc độ làm mới này nằm dưới mức tối thiểu của VESA Adaptive Sync, vì vậy những màn hình hỗ trợ AMD FreeSync hay Nvidia G-Sync Compatible có thể gặp khó khăn. Ngược lại với màn hình G-Sync hay G-Sync Ultimate thì việc chạy game ở mức 30Hz chỉ là chuyện vặt.

Về phía AMD, họ cũng có những phiên bản nâng cấp như AMD FreeSync PremiumFreeSync Premium Pro để đối phó với tình huống chạy game ở tốc độ khung hình thấp. Các công nghệ trên được trang bị tính năng Low Framerate Compensation để lặp lại mỗi khung hình, giúp tăng tốc độ khung hình lên gấp đôi và đạt mức tối thiểu của VESA Adaptive Sync.

TƯƠNG LAI CỦA AMD FREESYNC VÀ NVIDIA G-SYNC

Không thể phủ nhận rằng cả AMD FreeSync và Nvidia G-Sync đã đóng một vai trò quan trọng nhằm cải thiện hình ảnh trên PC/laptop lên đáng kể. Tuy nhiên, có một thực tế là tương lai của những công nghệ hỗ trợ hình ảnh này đang trở nên tương đối mờ mịt.

TƯƠNG LAI CỦA AMD FREESYNC VÀ NVIDIA G-SYNC

VESA Adaptive Sync đang ngày càng phổ biến và có khả năng sẽ trở thành tiêu chuẩn đồng bộ hóa được sử dụng trong toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất màn hình. Mặc dù vẫn còn một vài hạn chế, tuy nhiên tiêu chuẩn của VESA đủ để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người dùng phổ thông. Điều đó khiến cho AMD FreeSync và Nvidia G-Sync cần phải học cách tồn tại.

Có thể trong tương lai, cả AMD và Nvidia sẽ dần ít nhắc tới các công nghệ hỗ trợ hình ảnh của mình hơn và chúng sẽ lặng lẽ lui vào hậu trường. Tuy nhiên, đó là một tín hiệu tốt khi mặt bằng chung của ngành công nghiệp màn hình đã được nâng cao tới mức không cần các công nghệ hỗ trợ hình ảnh nữa. 

Đừng quên ghé thăm TNC News để cập nhật tin tức và những mẹo bổ ích về các sản phẩm công nghệ nhé!

Có thể bạn quan tâm:

>>> “Bom xịt” của Nvidia? GTX 1630 có thể chậm hơn tới 72% so với GTX 1650!

>>> Mở hộp và đánh giá nhanh VGA Maxsun Terminator GTX 1050Ti - Thiết kế đẹp, hiệu năng tốt, giá thành hợp lý

>>> Đánh Gía Hiệu Năng 3 Card Đồ Họa GTX 1050 Ti Bán Chạy Nhất

Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan

Sức mạnh của Raptor Lake: Core i5-13600K đạt hiệu năng ngang ngửa AMD Ryzen 9 5950X!
Sức mạnh của Raptor Lake: Core i5-13600K đạt hiệu năng ngang ngửa AMD Ryzen 9 5950X!
Bộ vi xử lý Raptor Lake chuẩn bị ra mắt của Intel thực sự đang từng bước khẳng định sức mạnh đáng nể của mình. Thậm chí ngay cả một sản phẩm tầm trung như Core i5-13600K cũng có thể đạt được hiệu năng đa luồng ngang ngửa với Ryzen 9 5990X, CPU cực mạnh của AMD ở thời điểm hiện tại.
17-12-2022, 8:02 am
112
Hàng loạt CPU Raptor Lake cao cấp sẽ “công phá” các quầy kệ vào ngày 17/10 tới?
Hàng loạt CPU Raptor Lake cao cấp sẽ “công phá” các quầy kệ vào ngày 17/10 tới?
Ngày ra mắt của Raptor Lake đang ngày một tới gần, và đây cũng là lúc những thông tin liên quan đến CPU mới của Intel liên tục được tiết lộ. Mới đây, một leaker uy tín đã tiết lộ rằng Raptor Lake dự kiến sẽ chính thức lên kệ vào ngày 17/10 và những sản phẩm thuộc dòng cao cấp sẽ được mở bán trước tiên.
17-12-2022, 8:03 am
114
Acer - Chiến thần nổi bật trong ngành sản xuất laptop
Acer - Chiến thần nổi bật trong ngành sản xuất laptop
Acer- Chính thức ra mắt vào năm 1976 tại Đài Loan, Acer dần dần phát triển trở thành tập đoàn đa quốc gia chuyên cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử và phần cứng máy tính nổi tiếng toàn cầu với hệ thống 95 nghìn điểm bán lẻ đã có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, thành lập văn phòng ở 70 quốc gia.
17-12-2022, 8:03 am
59
GPU flagship của RTX 4000 series có thể đạt tốc độ kinh hoàng 160 fps khi chơi game 4K!
GPU flagship của RTX 4000 series có thể đạt tốc độ kinh hoàng 160 fps khi chơi game 4K!
Ngày ra mắt của Nvidia RTX 4000 series đang ngày một tới gần hơn, và đây cũng là lúc nhiều thông tin về dòng GPU mới của đội Xanh được tiết lộ. Ngoài hiệu năng cực khủng, những nguồn tin rò rỉ mới đây còn cho biết RTX 4090 Ti có thể sở hữu khả năng hỗ trợ 4K đỉnh cao, nhưng cái giá phải trả cũng là không hề rẻ chút nào.
17-12-2022, 8:03 am
78
Fan Intel vỡ mộng vì Arc Alchemist phiên bản “chiến thần” chỉ là sản phẩm hư cấu…
Fan Intel vỡ mộng vì Arc Alchemist phiên bản “chiến thần” chỉ là sản phẩm hư cấu…
Với những lần thông tin không mấy tích cực về dòng Arc Alchemist, có lẽ các fan của Intel đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào Arc A780, GPU phiên bản giới hạn được đồn là có sức mạnh đáng nể. Tuy nhiên chính đại diện của Intel mới đây đã làm các fan vỡ mộng khi tuyên bố A780 hoàn toàn không hề tồn tại và thậm chí đội Xanh còn chẳng có ý định cho ra mắt dòng card này.
17-12-2022, 8:04 am
281
Đòn đáp trả từ Intel: Arc A750 đánh bại RTX 3060 về hiệu năng gaming!
Đòn đáp trả từ Intel: Arc A750 đánh bại RTX 3060 về hiệu năng gaming!
Kể từ khi Arc Alchemist chính thức ra mắt, đã có khá nhiều thông tin bất lợi cho Intel vì hiệu năng tương đối èo uột của dòng GPU mới. Tuy nhiên mới đây, đội Xanh đã đáp trả lại dư luận khi công bố hiệu năng của Arc A750 đã vượt qua RTX 3060 của Nvidia trong một số tựa game nhất định.
17-12-2022, 8:04 am
339

Sản phẩm đã xem

icon-zalo