Nếu các bạn muốn nâng cấp chiếc bàn phím của mình, nhưng không biết phải chọn như thế nào. Bạn muốn biết về mọi thành phần của một chiếc bàn phím cơ, và tác dụng của chúng? Hãy cùng mình tìm hiểu một cách tổng quan về một chiếc bàn phím cơ, để có thể hiểu và sẽ chọn được một chiếc thật đúng ý nhé. Và trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách tổng quan nhất những thứ cốt lõi làm nên một chiếc bàn phím cơ.
KEYCAP
Đây chính là thứ đập vào mắt của chúng ta khi nhìn thấy một chiếc bàn phím cơ. Hiểu đơn giản thì nó là mấy cái nút để anh em ấn đấy . Bản thân keycap cũng có khá nhiều vấn đề xung quanh nó. Chắc hầu hết anh em biết đến bàn phím cơ thì kiểu gì chẳng nghe đến từ “profile kecap” rồi nhỉ, vậy nó là gì ? Nó chính là độ cao thấp của keycap, mỗi hãng sản xuất keycap lại có nhiều nghiên cứu khác nhau để tối ưu cảm nhận người dùng theo những cách riêng biệt nên profile của từng hãng lại có nhưng điểm riêng biệt, ví dụ phổ biến nhất đó chính là profile cherry và OEM,… và còn rất nhiều Profile hiếm gặp nữa và mình sẽ có một bài viết chi tiết về nó trong tương lai.
Tiếp theo sẽ là chất liệu của keycap. Hầu hết keycap đều được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách nung chảy chất liệu nhựa, sau đó bơm áp suất vào khuôn bằng thép rồi để nguội. Tùy vào chất liệu nhựa khác nhau mà thành phẩm sẽ co lại nhiều hay ít khi nguội hẳn. Những loại chật liệu phổ biến như nhựa PBT, ABS,…. Mỗi loại chất liệu lại có những đặc tính vật lý và cảm nhận xúc giác khác nhau nên sẽ tùy vào sở thích cũng như túi tiền của mỗi người để cảm nhận đâu là loại tốt hơn.
Và cuối cùng Các công nghệ hoàn thiện keycap. Có lẽ hiện này phổ biến nhất sẽ là double shot , dyesub, khắc laser,….nhưng vì đây là bài tổng quan nên mình sẽ không đi quá sâu về phần này.
Đầu tiên chúng ta sẽ có bàn phím fullsize với đầy đủ 104 phím vô cùng cổ điển, loại này dành cho những anh em mua về và chỉ để ở nhà sử dụng cho đầy đủ tiện nghi.
Loại tiếp theo là Tenkeyless (87 phím), hay vẫn được gọi tắt là TKL, ae cầm con fullsize bên trên cắt phần phím số bên phải đi là có ngay tenkeyless rồi , loại này bây giờ khá là phổ biến vì tính gọn nhẹ và chức năng khá đầy đủ.
Sau đó, Từ TKL, anh em gọt hết hàng phím F cũng như các phím chức năng và mũi tên đi là chúng ta đã có bàn phím 60% rồi, cực kì nhỏ gọn có thể đút vào ba lô nhưng lại thiếu thốn với những người hay sử dụng phím chụp màn hình hoặc hàng phím F, phím mũi tên có thể được tích hợp nhưng sẽ khó thao tác hơn.
Nếu anh em muốn đút cả chiếc bàn phím vào túi quần thì bàn phím với layout chỉ 40% (Cụ thể là chỉ có 40 phím) có lẽ là best luôn , không còn gì co thể so sánh về độ nhỏ bé nữa. Form bàn phím này lược bọ hầu hết tất cả mà chỉ giữ lại các con chữ và và phím chức năng , có lẽ đây sẽ chỉ dành cho dân dành cả thanh xuân để gõ văn bản thôi , mà có khi gõ văn bản cũng khá khó khăn , vì muốn dùng các loại ký tự thì cũng phải dùng tổ hợp phím để gọi ra khá bất tiện.
Ngoài ra còn có layout 75% nhưng loại này gần như là đầy đủ chức năng ăn chơi như tenkeyless chỉ khác chút về cách bố trí các nút bấm nên mình sẽ không nói quá nhiều về nó nhé. Các layout hiếm gặp như 40 60 75 thường sẽ có giá thành cao hơn Fullsize và tenkeyless vì ít người sử dụng . Thường mình chỉ thấy các layout kia xuất hiện trên các mẫu phím custom và giá thì khá cao. Còn fullsize và tenkeyless thì đầy ra rồi vài trăm cũng đã có. Có một phần phụ khác, nửa liên quan đến layout phím, nhưng cũng hơi hơi ảnh hưởng đến form thiết kế về bàn phím, đó là chúng ta có layout chuẩn ANSI ISO JIS,…. chủ yếu khác nhau về kích thước phím enter và cách bố trí một vài phím chức năng. Layout ANSI là loại phổ biến nhất tại hầu hết các nước trên thế giới. Sau đó là ISO và JIS , các loại này giờ không xuất hiện nhiều trên các mẫu bàn phím cơ mà chỉ có trên các mẫu phím cao su thông thường và các bàn phím mitsumi ngày xưa. Ngoài ra còn các layout khác nữa, nhưng độ phổ biến không rộng lắm, nên thôi chúng ta bỏ qua.
Đây là thành phần quan trọng nhất khi nói về chất lượng của bàn phím cơ. Switch được coi như là linh hồn của một chiếc bàn phím cơ. Hiện nay có rất nhiều các hãng sản xuất switch khác nhau nhưng nổi tiếng và phổ biến nhất chính là Cherry MX với blue red brown là những kiểu switch cốt lõi nhất. Các hãng sản xuất switch như gateron, kailh , outemu,… đều lấy form của cherry về để tạo ra những switch của mình gọi chung là clone cherry. Tại sao gọi là clone cherry vì là ở trung tâm của switch có dấu + giống với cherry những loại này giống nhau nên anh em có thể chơi key khá thoải mái. Còn một loại switch nữa mà mình không biết có nên gọi chúng là clone cherry không vì nó đắt hơn cả cherry, đó chính là Topre sw đắt nhất hiện tại, nó có hình tròn ở ngoài và vẫn có dấu + cộng ở trong nên lấy keycap các hãng trên lắp vào vẫn được nên mình thấy hơi bối rối. Một số hãng làm switch theo cách rất riêng như Romer G của logitech hay QS2 của steelseries. Tuy có vô vàn màu sắc hình dáng khác nhau do mỗi hãng tuy biến xong về cảm giác bấm đều bắt nguồn từ 3 loại Blue red brown mình đã nói ở trên.
Ngoài ra, chúng ta còn 1 loại switch rất mới nữa, đó là switch quang học, rất hứa hẹn trở nên phổ biến trong tương lai. Chi tiết về loại này thì anh Thành Nguyễn đã có nói tới trong một số 8-bit Công Nghệ rồi, nên có lẽ mình sẽ không nhắc lại nữa nhé.
Bảng mạch được coi như khung xương để lắp ráp và kết nối mọi thành phần của chiếc bàn phím cơ vào với nhau. Bất kể là với bàn phím cơ giá rẻ hay đắt tiền, thì nó cũng là nới chứa đựng bộ não, chip xử lý của chiếc bàn phím, nơi gắn cổng kết nối hoặc hàn dây dẫn. Mọi thứ ae tương tác với chiếc bàn phím sẽ được bảng mạch tiếp nhận và gửi đến máy tính xử lý. Tùy vào giá thành mà sự chăm chút vào bảng mạch của các hãng sẽ khác nhau, các mẫu bàn phím giá rẻ thường sẽ ít để ý tới bảng mạch nên sẽ khá sơ sài nhưng với các mẫu bàn cơ phím cao cấp, các hãng không chỉ chăm chút tới độ hoàn thiện, thẩm mĩ của bảng mạch mà còn thêm vào đó các tấm plate kim loại giúp tăng phần chắc chắn cho các chân switch trên đó giúp trải nhiệm sử dụng thêm phần hoàn hảo hơn.
Bên trên là 4 phần cốt lõi của một chiếc bàn phím cơ, ngoài ra còn có thêm một vài linh kiện khác tô điểm giúp cho chiếc bàn phím trở nên chất lượng hơn ví dụ như vỏ, một số loại keycap custom, cá thanh cân bằng cho những phím lớn. Dây kết nối bọc dù hay không, có cục chống nhiễu hay có kết nối mạ vàng không? có thể tháo dời đc không, những điều này tuy nhỏ thôi nhưng cũng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu ứng thị giác cho chiếc bàn phím cơ. Đặc biệt, chất liệu hoàn thiện vỏ cũng giống như keycap thôi, ABS sẽ mang lại vẻ đẹp thâm mĩ cao còn PBT sẽ mang lại sự chắc chắn và bền bỉ với thời gian.
Với những gì mình biết về bàn phím cơ, kết hợp với kỹ năng lướt google thượng thừa, mình đã tổng hợp lại cho anh em về những thành phần cốt lõi để tạo ra một chiếc bàn phím cơ rồi đó. Đây chỉ là bài tổng quan nên mình mới đi sơ qua. Những bài chi tiết nói về từng loại mình sẽ gửi đến anh em sau. Hẹn gặp lại !
/ Trần Vĩ
---------------------------------------------------------------------------------
Showroom: 172 Lê Thanh Nghị - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tel: (024) 36288790 – 36230369
Website: www.tncstore.vn
Keyword : Bàn phím cơ , Keycap, Switch, Bàn phím cơ giá rẻ, Bàn phím cơ cao cấp, TKL, Fullsize, bàn phím chơi game, bàn phím chơi game giá rẻ, bàn phím cơ 2020
Sản phẩm đã xem