Câu chuyện của Intel ở phần 2 anh em cũng nắm rồi, vậy còn Apple thì sao?
Nếu anh em search Google về việc Apple
xử lý việc thiếu hụt bán dẫn như thế nào, thậm chí chúng ta còn thấy những cột
tin đặt câu hỏi liệu rằng Apple có bị ảnh hưởng chút nào trong cơn bão bán dẫn
này hay không, khi mà họ vừa tung ra iPad Pro và iMac mới cùng chạy chip M1
ngay sau một chuỗi sản phẩm M1 vào tháng 11 năm 2020.
Thực ra thì Apple có vẻ như đã lường trước được việc cung vượt quá cầu này và đã thực hiện các kế hoạch để đối phó từ trước đó. Cụ thể như thế nào, anh em có thể tìm hiểu cùng mình ngay sau đây.
Thứ nhất, sản phẩm chủ lực trên các dòng Mac và cả iPad Pro của Apple trong thời điểm hiện tại chỉ là M1. Họ không có quá nhiều sản phẩm bán dẫn trong 1 lineup mà dùng chung 1 chip trên nhiều sản phẩm khác nhau, qua đó mà chuỗi cung ứng về chip nói riêng của Apple là đơn giản hơn nhiều so với những nhà sản xuất muốn ôm trọn các mảng như AMD. Với việc quy trình sản xuất dù không đơn giản nhưng cố định, Apple có thể duy trì hoặc giảm sản lượng tùy tình hình, nhưng hiện nay họ cũng chưa cần phải làm điều đó.
Theo SP Global, với những bước tinh giản hóa khâu sản xuất được thực hiện từ trước đó, thậm chí Apple có thể tung ra M2 ngay ngày mai. Tuy vậy, Apple vẫn đang trong những tháng đầu của chuỗi 2 năm thay thế chip x86, bởi vậy họ thậm chí chưa quá vội vàng với M2 mà hoàn toàn có thể cho nó một lịch ra mắt phù hợp với năng lực sản xuất.
Thứ hai, thì Apple
không chịu áp lực từ việc phải ra chip mỗi năm. Lần đầu tiên họ ra chip
in-house là vào năm 2008, khi Apple đưa chip A4 lên chiếc iPad đầu tiên của họ.
Đến năm 2016, họ mới tiếp tục có sản phẩm bán dẫn đáng chú
ý tiếp theo với các chip wireless cho Apple Watch và Airpods. Và sau đó mới là M1 của năm 2020. Tệp khách
hàng của Apple cũng rất riêng biệt, với tỷ suất lãi cao và chủ yếu các sản phẩm
thuộc vào tầm cao cấp, Apple cũng không cần lo lắng về dòng tiền. Thực sự thì
nếu Apple mà phải lo về dòng tiền thì không hiểu công ty nào mới gọi là sống
khỏe.
Tuy nhiên, đó chỉ là những điểm tích cực trong một bức tranh có cả sáng và tối của quả táo cắn dở. Không thể nói rằng Apple không gặp một chút khó khăn nào, mà họ cũng có những vấn đề rất riêng của mình, và tất cả các vấn đề này đều đã được nói tới trong một bài phỏng vấn gần đây giữa Scott Simon và NPR. Đầu tiên, khách hàng của Apple đang phải kiên nhẫn để chờ hàng đến tay, tức là khả năng cung ứng sản phẩm cuối đến khách hàng cuối của Apple đang hơi trục trặc một chút.
Cụ thể, khi anh em vào trang chủ của Apple và đặt một chiếc iPad Pro mới, anh em sẽ thấy những sản phẩm này sẽ bắt đầu available từ cuối tháng 5, nhưng phải tới cuối tháng 6 hoặc thậm chí đầu tháng 7 thì chúng ta mới nhận được hàng, và như vậy là rất rất lâu. Đây chính là hậu quả trực tiếp của việc thiếu hụt linh kiện bán dẫn, tức là dù dây chuyền sản xuất đơn giản và khép kín, nhưng Apple vẫn không tránh được bão.
Tiếp theo đó, trong những tháng tới, dự báo doanh thu của họ sẽ tụt giảm 3-4 tỷ đô la Mỹ so với dự kiến, tất nhiên đó là rất nhiều tiền, dù với Apple nó cũng không phải nhiều quá, thẳng thắn mà nói là như vậy. Apple vẫn đang dự báo tăng trưởng tốt với điểm tựa là số lượng hàng xuất ra điên rồ giữa thời điểm dịch bệnh, cụ thể là doanh số Mac của 9 tháng vừa qua là cao nhất từ trước tới nay. Như vậy, có thể nói Apple là nhà sản xuất lường trước được khó khăn, đã đưa ra động thái riêng đúng đắn để xử lý, nhưng việc ship hàng chậm là dấu hiệu cho thấy họ không hề miễn dịch.
Đừng quên ghé thăm TNC News để cập nhật tin tức và những mẹo bổ ích về các sản phẩm công nghệ nhé!
Tin liên quan
Sản phẩm đã xem
Showroom: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (024) 36288790 / (086) 830.2123
Trung tâm bảo hành: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (098) 978 1468
Trụ sở (Không bán hàng): 11 Vũ Thạnh - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Tel: (086) 8302123
Fax: (024) 36288790