Khủng hoảng linh kiện bán dẫn đã kéo dài suốt từ cuối năm ngoái và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong tương lai gần. Và điều gì đến cũng phải đến, các nhà sản xuất đã phải đưa ra một quyết định không thể tránh khỏi: tăng giá bán CPU.
Cụ thể tờ Times-Taipei News của Đài Loan đưa tin rằng kể từ quý II năm 2021, “hơn 30 công ty sản xuất linh kiện bán dẫn đã đưa ra những biên bản điều chỉnh với mức giá tăng từ 10 đến 30% trên một sản phẩm”. Những cái tên đầu tiên áp dụng chính sách tăng giá này là UMC, SMIC và Power Semiconductor Manufacturing. Lý do cụ thể của các công ty có thể khác nhau nhưng tựu chung lại đều do chi phí tăng cao: chi phí của các tấm wafer, bảng mạch in, bao bì và kể cả chi phí thử nghiệm sản phẩm.
Mức tăng giá của từng loại chip cũng sẽ khác nhau. Các vi mạch chuỗi tín hiệu (signal chain IC) đã tăng giá khoảng 10-20%, trong khi mức tăng của vi mạch quản lý nguồn (power management IC) được cho là rơi vào khoảng 10-30%. Một số chip bộ nhớ cũng được cho là sẽ đắt hơn khoảng 20% so với giá hiện tại.
Và nếu như anh em thấy mức tăng đó là quá cao thì hãy chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng, vì giá của linh kiện bán dẫn có thể sẽ còn cao hơn thế trong tương lai. Theo tiết lộ từ Times-Taipei News, một số sản phẩm vi mạch thậm chí đã tăng giá gấp cả chục lần, gây khó khăn vô cùng lớn với hoạt động sản xuất, vận hành của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi cho xu hướng tăng giá chip bán dẫn, đó chính là TSMC. Theo báo cáo, đến thời điểm hiện tại TSMC vẫn chưa có bất kỳ động thái tăng giá nào. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất CPU lớn nhất thế giới vẫn đang theo đúng lộ trình sản xuất được đề ra. Hoặc ít nhất TSMC đang chủ động giữ giá ở mức thấp, vì nếu họ tăng giá thì chi phí nguyên vật liệu cung ứng nhiều khả năng cũng sẽ tăng theo.
Dù sao đi chăng nữa, kể cả không có TSMC thì ảnh hưởng của việc tăng giá chip bán dẫn cũng vẫn là rất rõ ràng. Ví dụ như chip quản lý năng lượng rất phổ biến và chắc chắn sẽ có nhiều sản phẩm sử dụng con chip này bị ảnh hưởng về giá cả, và tương tự với các loại chip khác.
Trong một động thái khác, DigiTimes mới đây cũng thông báo rằng DRAM và NAND dự kiến cũng sẽ tăng giá trong quý III năm nay. Nhu cầu tăng vọt do sự xuất hiện của đồng tiền điện tử Chia và nguồn cung bộ điều khiển thiết bị flash NAND vốn đã hạn chế đã đẩy giá các linh kiện bán dẫn này lên cao. Giá DRAM trong quý II đã tăng lên 20% trong quý II và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng thêm 10-20% nữa trong quý III. Trong khi đó giá NAND trong thời gian tới cũng có thể bị đội lên khoảng 10%.
Đừng quên ghé thăm TNC News để cập nhật tin tức và những mẹo bổ ích về các sản phẩm công nghệ nhé!
Tin liên quan
Sản phẩm đã xem
Showroom: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (024) 36288790 / (086) 830.2123
Trung tâm bảo hành: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (098) 978 1468
Trụ sở (Không bán hàng): 11 Vũ Thạnh - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Tel: (086) 8302123
Fax: (024) 36288790