Các phần trước là tình hình của các công ty lớn trên thế giới trước tâm bão. Thế nhưng ngoài việc nó đẩy giá GPU lên cao, đẩy giá cả dàn máy lên cao thì câu chuyện này còn ảnh hưởng đến chính chúng ta như thế nào?
Đây thực sư là vấn đề lớn hơn so với chúng ta nghĩ. Chẳng thế mà đến cả Tổng thống Mỹ cũng phải đưa ra những động thái can thiệp nhằm tránh tình hình tệ đi. Nói về nguyên nhân của nó thì ai cũng rõ rồi: dịch bệnh, nhu cầu tăng, giá coin tăng, phía Trung Quốc ôm một đống linh kiện để phòng trừ trường hợp quá căng thẳng với Mỹ. Những ảnh hưởng trước mắt là quá rõ ràng: với việc PS5 phải dịch chuyển sang tiến trình 6nm để gia công tiếp, iPhone 12 series bắt chúng ta đợi 3 tuần mới có hàng để dùng, Samsung nhảy cóc qua luôn thế hệ Galaxy Note tiếp theo, trong khi Xiaomi đang ở trong tình trạng khủng hoảng về mặt sản xuất.
Đỉnh điểm tiêu dùng đồ điện tử sẽ kéo dài từ giữa Q3 đến hết Q4, và khi đó cũng chẳng có nhiều hàng để chúng ta lựa chọn như mọi năm nữa. Thế nhưng, đó vẫn là những hậu quả trực tiếp của việc thiếu hụt bán dẫn. Vậy còn hậu quả gián tiếp thì sao? Đó chính là những hậu quả của việc thiếu hụt bán dẫn lên các ngành công nghiệp khác và các thị trường khác, và cuối cùng chúng ta chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo cách khác.
Những bản báo cáo tài chính đến từ nhiều công ty đã chỉ rõ
rằng ngành sản xuất đồ gia dụng cũng đang không đáp ứng được nhu cầu của người
dùng. Electrolux đã phải dùng cụm từ “bị bóp nghẹt” khi nói về chuỗi cung ứng
trong thời điểm hiện tại. Ở tương lai xa hơn, sự phát triển của ngành hàng nhà thông
minh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Như vậy, chuyện không chỉ dừng lại ở việc thiếu hàng trong ngắn hạn, mà sự thiếu hụt bán dẫn còn ảnh hưởng đến khâu thử nghiệm sản phẩm và phát triển các ngành hàng trong tương lai. Về nông nghiệp, hiện nay ngành này cũng đã bớt phần lao động chân tay đi nhiều mà cũng có sự phụ thuộc nhất định vào công nghệ, và thậm chí giá của nông phẩm như sữa cũng sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới. Khi toàn ngành kinh tế bị ảnh hưởng thì đời sống của anh em cũng bị ảnh hưởng sâu rộng, vì như ai đó đã nói: điện tăng, nước tăng, đồ tăng, còn lương thì chậm.
Sự cân bằng cung cầu của nhiều nền kinh tế sẽ khó có thể được tái thiết lập trong khoảng thời gian một vài tháng. Thậm chí ZDNet còn nhận định các chuỗi cung ứng còn phải chịu áp lực lớn trong khoảng thời gian lên tới 2 năm nữa. Và đây chính là nơi chúng ta vòng lại để nói về Intel và TSMC. Intel xây dựng 2 nhà máy mới ở Arizona, trong khi TSMC đầu tư 100 tỷ đô la Mỹ để tăng sản lượng, đó đều là những tín hiệu rất đáng mừng. Nhưng cũng đừng quên rằng việc xây dựng những nhà máy như thế này hay những quy trình tăng hiệu quả sẽ tốn khoảng thời gian theo đơn vị năm.
Thêm vào đó, theo Daniel
Goncalves, giám đốc nghiên cứu khu vực Tây Âu của IDC cho biết: việc đưa thêm
linh kiện vào thị trường không giải quyết hoàn toàn vấn đề, vì vấn đề nằm ở chỗ
khi cầu vượt cung quá nhiều thì tốc độ sản xuất mới là nút thắt. Hiện nay
chuyện xây dựng nền tảng cơ sở vật chất mới có thể giải quyết được nhu cầu
trong ngắn hạn, còn thực tế thì các công ty sản xuất phải có sự tiến bộ mang
tính thay đổi lớn hoặc thậm chí cách mạng ở khâu vận hành thì mới gỡ được nút
thắt.
Khi nói trực tiếp đến PC, IDC cho biết xuyên suốt năm 2021 sẽ là nhu cầu còn lớn hơn nữa đến từ phía người dùng khi dịch bệnh vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Trong trường hợp nhu cầu của phần đông được đáp ứng vào năm 2022, lúc đó tốc độ sản xuất của các nhà máy mới có thể theo kịp. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải dần chấp nhận những sản phẩm khác so với sản phẩm mong muốn, hoặc chờ tương đối lâu để có được sản phẩm mong muốn. Thậm chí là săn đỏ mắt vẫn không ra cái gì là chuyện bình thường trong khoảng 2 năm tới.
Đừng quên ghé thăm TNC News để cập nhật tin tức và những mẹo bổ ích về các sản phẩm công nghệ nhé!
Tin liên quan
Sản phẩm đã xem
Showroom: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (024) 36288790 / (086) 830.2123
Trung tâm bảo hành: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (098) 978 1468
Trụ sở (Không bán hàng): 11 Vũ Thạnh - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Tel: (086) 8302123
Fax: (024) 36288790