Danh mục sản phẩm

Các thông số SSD quan trọng khi lựa chọn ổ cứng cho PC

31-10-2020, 11:44 am
268

Với những ưu việt của mình thì SSD đang trở nên phổ biến rộng rãi trong cộng đồng game thủ PC cũng như laptop. Hãy cùng TNC điểm qua những thông số SSD quan trọng nhé!


SSD (Solid State Drive) là ổ cứng thể rắn. Khác với bên trong HDD có những mắt đọc và vòng quay, SSD có cấu tạo đặc, gồm các chip flash NAND tương tự như trên USB, thẻ nhớ... có tốc độ nhanh hơn HDD rất nhiều. Do chạy bằng tín hiệu điện nên SSD sẽ toả ra ít nhiệt độ hơn và hầu như không rung lắc khi hoạt động.

Khả năng chống sốc của SSD cũng được đánh giá cao. Chính vì những điểm mạnh trên nên giá thành của chúng không hề rẻ. Vậy làm thế nào để lựa chọn một chiếc SSD phù hợp với nhu cầu của bản thân? Hãy để TNC Store giải đáp cho anh em qua các thông số SSD quan trọng dưới đây nhé!


1. Thành phần bộ nhớ

Đây là thông số SSD khá cơ bản mà thông số HDD không có. Dựa vào công nghệ các chip flash thì SSD được chia thành những loại sau: 

SLC (Single-Level Cell) là chip nhớ đơn tầng, tức mỗi tế bào nhớ chỉ chứa được một bit dữ liệu. SLC có tuổi thọ rất cao, lên tới 100,000 chu kỳ ghi/xoá nhưng giá thành cũng cao không kém nên loại SSD này không được sử dụng phổ biến.

TLC (Triple-Level Cell) sở hữu mỗi tế bào nhớ có khả năng chứa được tối đa ba bit dữ liệu. TLC có tuổi thọ cực kỳ thấp, chỉ khoảng 5000 chu kỳ ghi/xóa nên anh em cũng không cần quá chú ý đến loại SSD này.


MLC (Multi-Level Cell) đây là loại SSD thông dụng hiện nay, có thể coi là trung hoà về tuổi thọ cũng như khả năng lưu trữ giữa SLC và TLC. Mỗi tế bào nhớ của MCL có khả năng chứa được 2 bit dữ liệu và tuổi thọ khoảng 10000 chu kỳ ghi/xoá.

Hiện nay một số hãng sản xuất đi đầu về công nghệ như Samsung đã cho ra mắt SSD V-NAND (hay 3D V-NAND) cho phép chồng các tế bào nhớ trong không gian 3D thay vì mặt phẳng 2D. Điều này có nghĩa các SSD V-NAND sẽ có dung lượng lưu trữ và tốc độ lớn hơn các loại SSD trước đây. 

>>> Khám phá ngay các ổ cứng SSD thế hệ mới nhất với giá vô cùng hấp dẫn tại TNC Store nhé!

2. Dạng thức (Form Factor)

Thông số SSD này chỉ hình dạng vật lý của ổ đĩa. Có 5 Form Factor cơ bản là SATA, mSATA, M.2, PCIe và dạng U.2 (2,5 inch).

Ổ đĩa SSD xuất hiện đầu tiên chính là SATA SSD. Do lúc mới ra đời SSD thì HDD vẫn còn rất thịnh hành nên các nhà sản xuất đã thiết kế hình dạng chúng theo hình dáng của HDD để dễ dàng thay thế. Do vậy nên SATA SSD có các loại 3,5 inch và 2,5 inch và 1,8 inch và cũng xài chung giao tiếp SATA với HDD.


Tiếp theo là mSATA  (mini SATA) với kích thước chỉ bằng ⅛ ổ SSD 2,5 inch. Do có kích thước nhỏ gọn nên mSATA sử dụng giao tiếp (cổng kết nối riêng) là mSATA và thường được sử dụng trên các loại Laptop. mSATA có hai loại kích thước trong đó mSATA 50mm phổ biến hơn loại 30mm.


Dạng thức tiếp theo chắc hẳn anh em sẽ thấy rất quen thuộc. Đó chính là M.2 (tên gọi trước là NGFF) được công bố vào năm 2012. Form Factor này hỗ trợ cả giao tiếp SATA, PCIe và USB và có kích thước nhỏ gọn, được sử dụng trên các máy tính từ năm 2012 tới nay. Do tính tương thích cao nên M.2 được ứng dụng trên nhiều linh kiện và thường được gọi là key.

Phần kích thước của SSD thường có 4 tới 5 chữ số. Trong đó 2 chữ số đầu chỉ chiều rộng, 2 chữ số sau chỉ chiều dài của bảng mạch (đo bằng mm), 1 chữ số kế tiếp (nếu có) chỉ phần thập phân của chiều dài. 


VD ổ SSD Gigabyte Aorus RGB 512GB M.2 2280 có kích thước 2280, tức là rộng 22mm và dài 80mm.

Dạng thức thứ tư cũng khá phổ biến trên thị trường, đó chính là PCIe. Đây là dạng thức mới với thiết kế cùng ngoại hình rất giống với card đồ hoạ rời. Loại SSD này tận dụng sức mạnh từ cổng kết nối PCIe giúp tăng tốc độ lên rất nhiều lần. Các nhà sản xuất công bố ổ cứng SSD PCIe có tốc độ lên tới 4GB/s.


Dạng thức cuối cùng là U.2 (2,5 inch) là chuẩn SSD dùng cổng kết nối riêng biệt và có tốc độ kết nối nhanh hơn M.2 nhiều do kích thước lớn nên có thể chứa nhiều chip flash hơn. Tuy vậy, thông số SSD này không thực sự phổ biến do chỉ có một số mainboard hỗ trợ cổng kết nối U.2 hoặc anh em nếu muốn sử dụng phải dùng thông qua Adapter. 

3. Giao tiếp

Thông số SSD này cho biết loại khe cắm mà SSD dùng để kết nối với máy tính. Giao tiếp cũng có thể nhìn thấy trực tiếp và có tên gọi giống với dạng thức nên anh em có thể dựa vào đó để phân loại SSD. 

Cổng SATA là dạng cổng tiêu chuẩn với kết nối SATA III với tốc độ tối đa là 600MB/s. Các ổ cứng HDD và SSD SATA 2,5 inch đều sử dụng cổng kết nối này. 

Cả hai giao tiếp mSATA và M.2 đều cho phép SSD được cắm thẳng lên bo mạch chủ khiến tốc độ truyền dữ liệu, độ trễ, hiệu năng đều được cải thiện đáng kể. Điểm mạnh của giao tiếp M.2 chính là có thể dùng cho cả card mạng, card wifi, bluetooth… nhờ khả năng tùy biến về kích thước của thiết bị được gắn lên.

Tiếp theo là giao tiếp PCIe. Các cổng PCIe phụ thuộc vào chuẩn kết nối của nó (từ X2 đến X16). Hơn nữa, chúng ta còn có các chuẩn tốc độ PCIe từ 1.0 đến 4.0.


Do có kích thước lớn và dùng cổng kết nối riêng biệt nên anh em thường không gặp thông số SSD này. Giao tiếp U.2 chỉ được hỗ trợ trên các bo mạch chủ nhất định.

4. Giao thức

Thông số SSD này thể hiện cách SSD nói chuyện với ứng dụng và các phần cứng khác thông qua bộ điều khiển. SSD và mainboard có cùng một giao tiếp mà khác giao thức thì cũng không thể hoạt động được. Có hai dạng giao thức chính là SATA và NVMe.


SATA là giao thức hỗ trợ cả HDD và SSD nên băng thông bị giới hạn ở một mức độ nhất định. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa trên giao thức SATA đạt 600MB/s (chuẩn SATA 3.0) có hỗ trợ chế độ AHCI (Advanced host controller interface).

Khác với SATA, giao thức NVMe (non-volatile memory express) được phát triển riêng cho các ổ cứng SSD nên có tốc độ truyền tải cực kỳ nhanh. NVMe sử dụng 4 tuyến PCIe 3.0 để truyền dữ liệu với tốc độ băng thông lên đến 4GB/s. Độ trễ trên các SSD sử dụng giao thức NVMe cũng được giảm thiểu đáng kể.

5. Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên

Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên được tính 4KB. Do ổ cứng phải đọc các tập tin có dung lượng nhỏ như cache, cookies của trình duyệt web, các file văn bản, hình ảnh, save game… nên thông số thường được hiển thị là IOPS (Input/Output Operations Per Second). Anh em có thể quy đổi thông số IOPS ra chuẩn MB/giây theo công thức sau để dễ hình dung hơn: IOPS x 4 / 1024 = tốc độ MB/s. Với 19000 IOPs ở QD1, ta có tốc độ (19000 * 4)/1024 ~ 74MB/s. 


QD (Queue Depth) hiểu đơn giản là hàng đợi hay quy trình. Theo nguyên lý hoạt động thì SSD phải tiến hành đọc/ghi dữ liệu nào đó, đợi kết quả và tiếp tục đọc/ghi dữ liệu khác sau khi kết quả đầu tiên được xử lý. QD càng lớn, SSD càng thực hiện được nhiều hoạt động cùng lúc hơn.

6. Các thông số khác

Ngoài ra anh em cũng thường thấy tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa (thường tính bằng MB/s) do đây là thông số SSD mà các nhà sản xuất thường đề cập tới mỗi khi công bố sản phẩm. Tuy nhiên, rất hiếm khi các ổ SSD đạt đến tốc độ đọc/ghi này và mang tính lý thuyết nên anh em chỉ nên tham khảo mà thôi. 


Độ lớn dung lượng cũng là thông số SSD đáng chú ý. Nếu anh em chỉ có nhu cầu làm việc văn phòng hay chơi game online nhẹ nhàng thì ổ SSD 256GB là quá đủ. Với các anh em không ngần ngại chịu chi để chơi các game nặng hay render, làm video 4K… thì nên sắm cho mình ổ SSD 1TB.

Nhiệt độ bảo quản là khoảng nhiệt mà các SSD không bị tổn hại do tác động của môi trường bên ngoài.

Nhiệt độ hoạt động là khoảng nhiệt mà các SSD hoạt động được bình thường.


Và đó là những thông số SSD đáng chú ý khi anh em lựa chọn cho máy tính của mình. Hãy đến với TNC Store để mua sắm những sản phẩm cùng dịch vụ tốt nhất nhé!




Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan

Các thông số HDD cần chú ý khi lựa chọn ổ cứng
Các thông số HDD cần chú ý khi lựa chọn ổ cứng
Không thể phủ nhận độ phổ biến của HDD trên máy tính đến tận thời điểm hiện tại. Hãy cùng TNC khám phá ổ cứng này thông qua top 3 thông số HDD quan trọng nhé!
26-10-2020, 10:40 am
823
Các thông số RAM đáng chú ý khi build PC
Các thông số RAM đáng chú ý khi build PC
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của RAM đến tốc độ xử lý của máy tính. Hãy cùng TNC Store đến với top 5 thông số RAM đáng chú ý nhé!
31-10-2020, 11:44 am
247
Giải mã những thông số màn hình quan trọng nhất định phải biết
Giải mã những thông số màn hình quan trọng nhất định phải biết
Nhắc đến một góc PC mà không nhắc đến màn hình thì quả là thiếu sót. Hãy cùng TNC tìm hiểu các thông số màn hình để lựa chọn được chiếc màn hình ưng ý nhất nhé!
27-11-2023, 10:06 am
15335
Bật mí các thông số card đồ họa quan trọng cần phải biết
Bật mí các thông số card đồ họa quan trọng cần phải biết
Sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng sản xuất khiến anh em luôn thấy “rối” khi chọn card màn hình. Cùng TNC bật mí các thông số card đồ họa quan trọng cần biết nhé!
12-05-2023, 9:51 am
6701
Giải mã các thông số laptop cần nắm rõ trước khi mua
Giải mã các thông số laptop cần nắm rõ trước khi mua
Laptop là sản phẩm công nghệ rất được ưa chuộng nhờ sự nhỏ gọn, thuận tiện. Hãy cùng TNC tìm hiểu các thông số laptop cần biết trước khi mua nhé!
02-11-2020, 10:58 am
456
Top 5 thông số CPU cần biết khi lựa chọn vi xử lý cho PC
Top 5 thông số CPU cần biết khi lựa chọn vi xử lý cho PC
Làm thế nào để lựa chọn một CPU hợp lý cho chiếc máy tính của bạn? Hãy để TNC điểm qua top 5 thông số CPU nổi bật nếu muốn tối ưu hiệu năng sử dụng cho PC nhé!
31-10-2020, 11:19 am
9772

Sản phẩm đã xem

icon-zalo