Làm thế nào để lựa chọn một CPU hợp lý cho chiếc máy tính của bạn? Hãy để TNC điểm qua top 5 thông số CPU nổi bật nếu muốn tối ưu hiệu năng sử dụng cho PC nhé!
Với sự nổi lên của rất nhiều các hãng công nghệ tham gia vào thị trường bán lẻ PC thì chúng ta đang có rất nhiều sự lựa chọn cho góc học tập của mình. Tuy vậy, điều đó vô hình chung khiến cho chúng ta trở nên “lười" hơn khi chỉ chủ yếu lựa chọn những dàn PC được build sẵn hoặc nghe theo lời tư vấn của các cửa hàng. Vậy làm thế nào để biết được chính xác nhu cầu của mình? Hãy cùng TNC tìm hiểu top 5 thông số CPU cần biết để có cách chọn CPU hiệu quả nhé!
Chính vì vậy mà một chiếc máy tính sẽ không thể hoạt động nếu không có bộ vi xử lý (CPU). Bộ vi xử lý càng mạnh thì càng xử lý được nhiều thông tin hơn, khiến cho máy tính hoạt động nhanh và trơn tru hơn.
Đây là thông số CPU quan trọng nhất, là yếu tố tiên quyết trong cách chọn CPU khi xét đến tốc độ xử lý. Hiểu đơn giản, xung nhịp thể hiện số chu kỳ mà CPU thực hiện được mỗi giây.
Xung nhịp càng lớn, CPU càng thực hiện được nhiều chu kỳ hơn, tốc độ xử lý càng nhanh hơn.
Xung nhịp được tính bằng đơn vị Hz. Bạn có thể tự so sánh, nếu cùng một dòng CPU mà có xung nhịp nhanh hơn đồng nghĩa với tốc độ xử lý nhanh hơn và kết quả cũng như khả năng làm việc tốt hơn.
Thường CPU sẽ có chỉ số xung nhịp từ xung cơ bản đến xung boost.
Xung cơ bản thể hiện tần số mà CPU đang chạy và được tính bằng gigahertz (GHz), nghĩa là một tỷ chu kỳ mỗi giây.
Xung boost cho phép một lõi đơn có thể chạy tối đa dựa trên công nghệ Intel Turbo Boost/AMD Turbo Core.
VD: Intel Core I5 9400F có chỉ số 2.9 đến 4.1 GHz, trong đó:
Xung cơ bản 2.9 GHz: chip vi xử lý I5 9400F có thể thực hiện được 2.9 tỷ phép tính trên mỗi giây trong một nhân
Xung boost 4.1 GHz: là xung nhịp tối đa của một nhân mà bộ xử lý đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Số nhân (Cores), số luồng (Threads) cũng đóng vai trò đáng kể vào tốc độ xử lý của CPU và là nhân tố quan trọng trong cách chọn CPU.
Có thể hiểu đơn giản CPU nào có số nhân, số luồng càng lớn thì khả năng xử lý đa nhiệm càng nhanh. Cũng như đường có nhiều làn thì sẽ trở nên thông thoáng hơn, tốc độ di chuyển của các phương tiện sẽ nhanh hơn.
Số luồng thể hiện số làn dữ liệu mà một nhân CPU có thể xử lý trong cùng một thời điểm.
Ví dụ như Intel Core I7 2400 4 nhân 8 luồng sẽ có 4 nhân được tích hợp trên con chip. Mỗi nhân có thể thực hiện được một công việc cùng lúc.
>>> Tìm hiểu các CPU mạnh nhất hiệu nay tại TNC Store nhé!
Đây là thông số CPU chỉ loại khe cắm và là đặc tính để xét sự tương thích, dùng để cung cấp các kết nối cơ và điện giữa vi xử lý và mainboard (bo mạch chủ). Chỉ mainboard nào hỗ trợ cùng loại ổ cắm thì vi xử lý mới có thể gắn được.
Ổ cắm CPU cho phép có thể thay thế CPU mà không cần hàn chặt vào bo mạch chủ.
VD như chip i7 10700K có thông số socket LGA1200 là dạng tiếp xúc có 1200 chân cắm, chỉ có thể gắn lên các mainboard B460 hoặc Z490 có trang bị socket LGA1200.
Bộ nhớ đệm CPU là vùng bộ nhớ nhanh nằm trên bộ xử lý và là nơi lưu trữ dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của chip. Bộ nhớ đệm cao là tiêu chí cần phải xét trong cách chọn CPU.
Chỉ số này càng cao sẽ giúp cho CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn. Bộ nhớ đệm cũng có trên card đồ hoạ đấy nhé!
Đây là thông số CPU bạn cần biết nếu muốn xây dựng một dàn máy PC cho riêng mình. TDP thể hiện lượng nhiệt tối đa được tạo ra bởi CPU.
Mỗi con chip sẽ có mức tiêu thụ điện năng khác nhau. Bạn hãy tính toán tổng mức tiêu thụ điện năng hợp lý và có cách chọn CPU cũng như nguồn điện phù hợp cho máy tính để có thể nâng cấp phần cứng sau này.
Ngoài 5 thông số CPU chính ở trên, bạn cũng nên biết về các thông số phụ để có cách chọn CPU ưng ý nhất như: dạng bộ nhớ, đồ hoạ tích hợp...
* Một số CPU có thể có đồ hoạ tích hợp đi kèm như dòng Intel UHD/Iris hay AMD APU (Vega Graphic). Nếu bạn tìm kiếm dòng máy Work Station hoặc máy tính đồng bộ, cách chọn CPU này có thể là thứ bạn đang tìm kiếm nhờ tính thuận tiện và hiệu quả khi thực hiện các công việc văn phòng đơn giản.
Ví dụ như Intel Core i9-10900K có tiến trình 14nm tức là kích thước của 1 bóng bán dẫn là 14nm.
Trên đây là những thông số CPU bạn nên biết khi tiến hành lựa chọn bộ vi xử lý phù hợp cho chiếc máy tính của mình. Hãy đến với TNC Store để được tư vấn về các sản phẩm một cách tốt nhất nhé!
Tin liên quan
Sản phẩm đã xem
Showroom: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (024) 36288790 / (086) 830.2123
Trung tâm bảo hành: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (098) 978 1468
Trụ sở (Không bán hàng): 11 Vũ Thạnh - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Tel: (086) 8302123
Fax: (024) 36288790