Cấu hình PC Gaming xịn thôi thì chưa đủ, một chiếc bàn phím cơ tốt sẽ giúp anh em có trải nghiệm tốt nhất. Cùng TNC Store tìm hiểu ngay các thông số bàn phím cơ nhé!
Hầu hết những người dùng máy tính hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của chiếc bàn phím. Bất cứ công việc gì trên máy tính như làm văn phòng, chơi game, làm đồ hoạ, render video, phim ảnh… đều cần đến bàn phím. Những nhà sáng tạo nội dung, thiết kế chủ yếu làm việc trên bàn phím thay cho chuột vì độ tiện dụng, tiết kiệm thời gian một cách đáng kể.
Chính vì vậy, để công việc cũng như giải trí được hoàn hảo nhất thì một chiếc bàn phím cơ là không thể thiếu đối với mọi người dùng máy tính hiện nay, nhất là với người dùng PC Gaming. Hãy để TNC Store giải đáp những thông số bàn phím cơ quan trọng nhé!
Bàn phím cơ sử dụng các nút bấm (switch) dạng khối cứng (solid), khác với phím bấm cao su (membrane). Khi gõ loại bàn phím này sẽ đem lại cho chúng ta cảm giác bấm thật sự rõ ràng và rất “sướng tay”.
Cụ thể hơn, nút switch có một tiếng click nổi bật và nghe thấy rất rõ. Switch cơ cũng yêu cầu lực bấm ít hơn tương đối nếu so với phím cao su thông thường.
Các phím bấm (Switch)
Switch chính là cốt lõi của bàn phím cơ. Một phím bấm (Switch) bao gồm một đế, một lò xo và một thân. Tùy thuộc vào hình dạng của thân, phím có khả năng truyền động và khoảng cách di chuyển khác nhau. Tùy thuộc vào lực cản của lò xo, phím yêu cầu lượng áp lực khác nhau để tác động.
Chính vì cơ chế đó nên có nhiều loại switch khác nhau, nhưng tựu chung lại sẽ có ba loại switch cơ bản như sau:
Linear: phím bấm có lực nhấn đều, mượt mà, không có tiếng ngắt quãng.
Tactile: có một lực nảy (bump) ở giữa khoảng di chuyển (travel distance), thường là tại điểm kích động của switch (actuation point).
Clicky: tương tự như tactile, có lực nảy ở khoảng di chuyển, nhưng thay vào đó sẽ có một tiếng “click” phát ra từ phím, khá giống với click chuột – giống như cái tên Clicky của nó!
>>> Tìm hiểu thêm về các loại switch bàn phím cơ chi tiết tại đây!
Hiện nay có rất nhiều các hãng sản xuất bàn phím cơ theo switch đặc trưng của hãng đó. Trong đó Switch Cherry vẫn là thương hiệu được đông đảo người dùng ưa chuộng bởi độ bền cao cũng như hành trình phím bấm rất tốt. Tuy vậy, với sự tham gia đông đảo của nhiều ông lớn trong làng gaming gear thì anh em cũng có rất nhiều lựa chọn với mẫu mã đa dạng.
Không chỉ vậy, khung, chức năng, phương pháp in, cấu tạo phím, bảng mạch PCB, đèn LED (độ sắc nét, độ sáng, khả năng điều chỉnh) và một loạt các tính năng khác vượt trội hơn nhiều so với bàn phím cao su truyền thống. Hầu hết những cải tiến này đều tập trung vào một điều - sự cảm nhận của người dùng.
Giao tiếp bàn phím được sử dụng để kết nối bàn phím cơ với PC Gaming. Các ứng dụng trên PC có thể sử dụng giao diện để lấy đầu vào tổ hợp phím. Khi dữ liệu từ bàn phím đến, giao tiếp sẽ nhận tín hiệu để cho phép CPU xử lý đầu vào và để ứng dụng phản hồi lại. Giao tiếp bàn phím bao gồm PS/2 (kiểu cũ) và USB.
Keycap chính là vỏ của mỗi phím trên bàn phím cơ gaming. Profile keycap là độ nghiêng và độ cao của keycap. Tuỳ thuộc mỗi hãng sản xuất mà keycap và profile được làm bằng chất liệu và có đặc trưng khác nhau.
Các loại nhựa được sử dụng để làm keycaps bao gồm: ABS, PBT, PC, POM, PVC, thậm chí cả là cả kim loại.
Nhựa ABS rất bền và khó vỡ. Tuy vậy các hình, chi tiết trên phím dễ bị đổi màu và bóng khi sử dụng lâu. Đây là loại nhựa được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất keycap.
Nhựa PBT thì trái ngược hoàn toàn so với ABS, không bị bóng hay ngả màu khi sử dụng nên được áp dụng nhiều trên các bàn phím cơ trang trí nhiều hoạ tiết như AKKO.
Nhựa PC được sử dụng trên các bàn phím cơ sử dụng đèn LED do đặc tính trong suốt. Tuy nhiên loại nhựa này khá hiếm nên không được sử dụng nhiều.
Nhựa POM có chất lượng tốt nhất nhưng giá thành cũng rất đắt, chỉ có những hãng sản xuất muốn sản phẩm thuộc hàng hiếm, độc quyền mới sử dụng.
Nhựa PVC có độ phổ biến đứng sau ABS, có độ bền cao nhưng thường không chịu được nhiệt độ quá nóng.
Thông số bàn phím cơ này cho biết cách bàn phím kết nối với máy tính. Có hai loại kết nối chính là có dây và không dây (bluetooth)
Với xu hướng đề cao tính thẩm mỹ thì hầu hết mọi linh kiện cũng như thiết bị ngoại vi trên máy tính đều có hỗ trợ LED RGB nhằm nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Các bàn phím cơ hiện nay cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên không phải chiếc bàn phím nào cũng có hỗ trợ đèn LED RGB và anh em nên để ý kỹ trước khi mua.
Tin liên quan
Sản phẩm đã xem
Showroom: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (024) 36288790 / (086) 830.2123
Trung tâm bảo hành: 172 Lê Thanh Nghị, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (098) 978 1468
Trụ sở (Không bán hàng): 11 Vũ Thạnh - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Tel: (086) 8302123
Fax: (024) 36288790